Địa chỉ : 52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

thời gian

8:00 - 20:00

hotline

036.933.5252

Chảy máu đường tiết niệu do đâu? Có nguy hiểm không?

  • Tham vấn y khoa: TS - BS Nguyễn Bá Dương
  • Chia sẻ:
Chảy máu đường tiết niệu có biểu hiện thường gặp là tình trạng đi tiểu ra máu (đái ra máu) là hiện tượng có máu trong nước tiểu. Một số trường hợp tiểu ra máu không nguy hiểm, thậm chí có thể tự khỏi mà không cần chữa trị. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp đi tiểu ra máu là biểu hiện của các chứng bệnh nguy hiểm và cần được điều trị kịp thời. 

Chảy máu đường tiết niệu là bị bệnh gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng đái ra máu, trong đó nhiễm khuẩn đường tiết niệu là nguyên nhân hàng đầu. Vi khuẩn thâm nhập đường tiết niệu, gây viêm và làm tổn thương niêm mạc niệu đạo, bàng quang, niệu quản, đài bể thận, cầu thận… là nguyên nhân khiến cho hồng cầu ra nước tiểu. Triệu chứng của viêm đường tiết niệu phụ thuộc vào vị trí bị viêm như sốt cao, tiểu buốt, tiểu dắt (viêm niệu đạo, bàng quang); sốt cao, rét run, đau hố thắt lưng… (viêm thận – bể thận).
Một số nguyên nhân gây chảy máu đường tiết niệu:
 Chảy máu đường tiết niệu do bệnh lý
 Tiểu ra máu do bệnh lý tuyến tiền liệt như: viêm tuyến tiền liệt (ngoài tiểu ra máu còn kèm theo các triệu chứng như tiểu nhiều lần, nóng rát khi đi tiểu cùng cảm giác đau vùng dưới thắt lưng, vùng xương chậu, bẹn…); u xơ tuyến tiền liệt – khi đi tiểu sẽ thấy tia nước tiểu yếu, tiểu ngắt quãng, lượng nước tiểu thường ít, cảm giác tiểu không hết; ung thư tuyến tiền liệt.
 Tiểu ra máu do bệnh lý ở thận như: sỏi thận, viêm cầu thận, lao thận, ung thư thận….
 Tiểu ra máu do bệnh lý ở niệu đạo, bàng quang như: Viêm niệu đạo, sỏi niệu đạo, viêm bàng quang, ung thư bàng quang.
 Các bệnh toàn thân: bạch cầu cấp và mạn, bệnh máu chảy lâu, bệnh máu chậm đông cũng có thể gây đái ra máu. Nhưng ngoài đái ra máu còn có những triệu chứng chảy máu ở nơi khác như dưới da, chân răng… làm công thức máu, huyết đồ, tuỷ đồ, thời gian máu chảy, máu đông sẽ chẩn đoán được.
 Chảy máu đường tiết niệu do tổn thương
Tập thể dục quá sức, vận động quá mạnh, làm việc quá nặng khiến bàng quang bị tổn thương, các tế bào máu bị vỡ, cơ thể mất nhiều nước khiến nước tiểu bị cô đặc và nhìn thấy máu trong nước tiểu.
Khi bị chấn thương ở một số bộ phận như: thận, bàng quang… do tai nạn hoặc va đập mạnh cũng khiến bạn bị đi tiểu ra máu.
Ngoài ra, một số thuốc như aspirin, penicillin, heparin, cyclophosphamid, và Phenazopyridine nếu dùng nhiều sẽ gây chảy máu (tiểu ra máu, đại tiện ra máu, chảy máu cam..

Chảy máu đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Không phải tất cả các trường hợp đi tiểu ra máu đều nguy hiểm. Tuy nhiên, đi tiểu ra máu hoàn toàn có thể là một dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm, ví dụ như ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư thận… Nếu như hiện tượng đi tiểu ra máu xuất hiện một cách đột ngột, người bệnh không cảm thấy đau rát, máu xuất hiện ở cuối bãi nước tiểu thì có thể nghĩ đến bệnh ung thư bàng quang, cần thăm khám, xét nghiệm để chẩn đoán chính xác.
Tiểu ra máu có thể là nguyên nhân của một bệnh lý thực thể tại hệ tiết niệu hoặc các bệnh lý toàn thân nên nếu nghi ngờ bị tiểu ra máu (khi thấy nước tiểu có màu bất thường nghi ngờ là có máu trong nước tiểu), nhất thiết nên đến ngay cơ sở y tế để khám xác định có bị tiểu máu hay không và nếu có thì nguyên nhân gây nên hiện tượng đi tiểu ra máu là gì. Tuyệt đối không nên tự điều trị bằng kháng sinh, thuốc cầm máu, các thuốc Nam chưa rõ nguồn gốc cũng như chậm trễ trong việc đến khám sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh lý nguy hiểm này.
Tại Phòng Khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi – Hà Nội, các bác sỹ chuyên khoa của chúng tôi đã tiến hành thăm khám và điều trị cho nhiều trường hợp mắc chứng chảy máu đường tiết niệu. Tại đây, chúng tôi có đội ngũ y bác sỹ giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ, máy móc nhập khẩu, phương pháp khám chữa tiên tiến chắc chắn sẽ đem lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cho người bệnh.
Khi có các dấu hiệu bất thường, các bạn có thể gọi 087 666 5252 hoặc trò chuyện trực tuyến để được bác sĩ cung cấp các thông tin kịp thời và hướng dẫn thủ tục đăng ký khám nhanh chóng.
Thời gian làm việc : của phòng khám từ 7 giờ 30 đến 20 giờ tất cả các ngày, kể cả ngày nghỉ và lễ, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh trong và ngoài giờ hành chính.
Địa chỉ phòng khám: Số 52 Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Lưu ý: "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết.
Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị""

hỗ trợ miễn phí

nhận ngay hỗ trợ miễn phí
từ phòng khám

Để lại số điện thoại,
bác sỹ tư vấn sẽ liên lạc với bạn ngay

Bài viết liên quan

Ngứa đường tiểu ở nữ là bệnh gì? Nguyên nhân & Cách xử lý hiệu quả

Ngứa đường tiểu ở nữ là bệnh gì? Nguyên nhân & Cách xử lý hiệu quả

Ngứa đường tiểu ở nữ giới là một triệu chứng khá phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải ít nhất một lần trong...

Đâu là cách chữa nhiễm trùng đường tiểu hiệu quả cho chị em?

Đâu là cách chữa nhiễm trùng đường tiểu hiệu quả cho chị em?

Cách chữa nhiễm trùng đường tiểu nào hiệu quả là thắc mắc của không ít các chị em phụ nữ. Hiện nhiễm trùng đường tiểu đang có...

Cách chữa bí tiểu như thế nào an toàn cho nữ?

Cách chữa bí tiểu như thế nào an toàn cho nữ?

Chữa bí tiểu hiệu quả chắc chắn sẽ cần đến một phác đồ hỗ trợ điều trị khoa học dựa trên các nguyên nhân, triệu...

Đi tiểu ra mủ trắng ở nữ giới: Dấu hiệu điển hình của viêm đường tiết niệu & bệnh lậu

Đi tiểu ra mủ trắng ở nữ giới: Dấu hiệu điển hình của viêm đường tiết niệu & bệnh lậu

Đi tiểu ra mủ trắng là một trong những triệu chứng không hiếm gặp nhưng nhiều chị em phụ nữ lại khá chủ quan. Trên...

Nhiễm trùng đường tiểu – Đâu là cách chữa tốt cho chị em

Nhiễm trùng đường tiểu – Đâu là cách chữa tốt cho chị em

Cách chữa nhiễm trùng đường tiểu nào hiệu quả là thắc mắc của không ít các chị em phụ nữ. Hiện nhiễm trùng đường tiểu đang có...

Nguyên nhân không ngờ gây tiểu buốt tiểu dắt sau quan hệ ở nữ giới

Nguyên nhân không ngờ gây tiểu buốt tiểu dắt sau quan hệ ở nữ giới

Hiện tượng tiểu buốt tiểu dắt sau quan hệ ở nữ giới thường là lời cảnh báo chị em đang gặp phải một hay...

Bản quyền thuộc Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi