Địa chỉ : 52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

thời gian

8:00 - 20:00

hotline

036.933.5252

Nhiễm trùng đường tiểu: Dấu hiệu và Phương pháp điều trị

  • Tham vấn y khoa: TS - BS Nguyễn Bá Dương
  • Chia sẻ:
Không chỉ gây ra các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, luôn có cảm giác buồn tiểu ngay cả khi vừa mới đi… mà căn bệnh nhiễm trùng đường tiểu nếu kéo dài, còn ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiết niệu, bàng quang, thận, thậm chí gây suy thận mạn tính có thể làm mất khả năng lao động và đe dọa đến tính mạng người bệnh. Do đó, chủ động trang bị kiến thức về bệnh nhiễm trùng đường tiểu không chỉ giúp bạn biết cách phòng tránh mà còn nhận biết và điều trị bệnh kịp thời.
Nhiễm trùng đường tiểu là gì?

Nhiễm trùng đường tiểu là gì?

Nhiễm trùng đường tiểu (hay còn gọi nhiễm trùng đường tiết niệu) là tình trạng xuất hiện của vi khuẩn trong hệ thống tiết niệu như niệu quản, niệu đạo, thận, bàng quang. Trong đó, niệu đạo và bàng quang là 2 cơ quan dễ bị viêm nhiễm nhất.
Nhiễm trùng đường tiểu được gây ra bởi loại vi khuẩn huẩn E.Coli là chủ yếu. Ngoài ra một số vi khuẩn nằm xung quanh hậu môn… và xâm nhập vào niệu đạo rồi vào bàng quang gây nhiễm trùng nước tiểu.

Một số loại nhiễm trùng đường tiểu phổ biến:

  • Viêm niệu đạo: Là tình trạng viêm nhiễm khiến đầu niệu đạo chảy mủ, tiểu buốt.
  • Viêm bàng quang: Khiến người bệnh cảm giác căng tức, thậm chí mất kiểm soát nước tiểu.
  • Viêm thận: Do nhiễm trùng ngược từ bàng quang lên thận hoặc từ máu, khiến người bệnh đối mặt nguy hiểm tử vong do suy thận mãn tính.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh nhiễm trùng đường tiểu?

Khi nhiễm trùng đường tiểu đã hình thành và phát triển, bạn có thể gặp tất cả các loại triệu chứng đau, bao gồm nóng rát khi đi tiểu, đau bụng dưới và thậm chí sốt và ớn lạnh… cụ thể như sau:
  • Tiểu buốt, tiểu ra máu, khó đi tiểu nhưng có cảm giác muốn đi tiểu nhiều lần.
  • Mất kiểm soát dòng chảy nước tiểu, có thể són ra quần bất cứ lúc nào.
  • Nước tiểu có mủ hoặc có máu, mùi hôi khó chịu.
  • Đau khi quan hệ, xuất tinh đau, ra khí hư nhiều có mùi hôi khó chịu.
Nếu bàng quang bị nhiễm trùng, người bệnh có cảm giác căng tức, nặng bàng quang, ép lên vùng xương chậu gây ra tiểu nhiều, tiểu buốt, kèm theo buồn nôn, sốt cao, nôn mửa, cơ thể run rẩy.
Nhìn chung, hầu hết triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh nhiễm trùng đường tiểu biểu hiện khá rõ ràng. Người bệnh cần nhận biết sớm và chủ động chữa trị kịp thời.

Sau khi quan hệ có bị nhiễm trùng đường tiểu phải làm sao?

Bên cạnh những thói quen sinh hoạt không khoa học, thường xuyên nhịn tiểu, uống ít nước, mặc quần bó sát… thì quan hệ tình dục không an toàn cũng chính là nguyên nhân khiến cả nam và nữ bị nhiễm trùng đường tiểu.
Bởi vậy, không ít trường hợp quan hệ tình dục thô bạo, quan hệ khi có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu, khiến cơ quan sinh dục tổn thương thêm nghiêm trọng, dẫn đến nguy cơ gây đau rát, chảy máu, lây lan viêm nhiễm sang các bộ phận khác của cơ quan sinh dục.
Hơn nữa, vi khuẩn có thể truyền nhiễm bệnh sang cho bạn tình và việc điều trị sẽ không hiệu quả, tái phát nhiều lần, viêm nhiễm ngược…
Do đó, các bác sỹ chuyên khoa khuyến cáo, dù bạn là nam hay nữ thì khi có các dấu hiệu nghi ngờ bị nhiễm trùng đường tiểu, cần chủ động tìm gặp bác sỹ ngay để được thăm khám và điều trị sớm nhất.

Phương pháp điều trị nhiễm trùng đường tiểu an toàn

Căn cứ vào mức độ nặng nhẹ của nhiễm trùng đường tiểu, người bệnh có thể được bác sỹ chỉ định điều trị theo một trong các phương pháp sau:
– Mức độ bệnh nhẹ có thể được chỉ định điều trị nội khoa, thuốc tây hoặc đông y. Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm và cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả. Thời gian điều trị có thể vài ngày, vài tuần tùy từng liệu trình do bác sĩ chỉ định.
– Trường hợp nhiễm trùng nặng có thể phải sử dụng thuốc trong thời gian dài. Kết hợp cùng những ưu điểm từ dòng máy Laser bán dẫn nhằm: giúp nhanh chóng tiêu diệt vi khuẩn, tiêu viêm, tiêu sưng, phục hồi nhanh các vị trí tổn thương, tránh tình trạng sẹo đường niệu gây khó khăn cho quá trình bài tiết nước tiểu.
– Nếu phát hiện có sỏi trong thận, bàng quang, niệu đạo thì sẽ phải nhờ đến can thiệp ngoại khoa, từ đó ngăn ngừa biến chứng ung thư có thể gặp phải.
Ngoài ra, các bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây để hạn chế nguy cơ mắc bệnh hoặc tái phát bệnh:
  • Uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, có thể nước lọc hoặc nước ép hoa quả để giúp lọc đường tiết niệu và hỗ trợ điều trị.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, nhất là trước và sau khi quan hệ.
  • Nên đi tiểu khi có cảm giác mắc tiểu, không nhịn tiểu để tránh ảnh hưởng bàng quang, chức năng thận.
  • Cần sử dụng thuốc liên tục đến khi khỏi bệnh hoàn toàn, tuyệt đối không tự ý mua thuốc chữa trị hoặc ngưng thuốc để tránh biến chứng kháng thuốc và tái phát bệnh.
Hy vọng với những chia sẻ ở bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Từ đó chủ động hơn trong việc phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời. Mọi băn khoăn, vui lòng chat trực tuyến hoặc gọi đến Hotline: 087 666 5252 để được tư vấn sớm nhất.

Lưu ý: "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết.
Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị""

hỗ trợ miễn phí

nhận ngay hỗ trợ miễn phí
từ phòng khám

Để lại số điện thoại,
bác sỹ tư vấn sẽ liên lạc với bạn ngay

Bài viết liên quan

Ngứa đường tiểu ở nữ là bệnh gì? Nguyên nhân & Cách xử lý hiệu quả

Ngứa đường tiểu ở nữ là bệnh gì? Nguyên nhân & Cách xử lý hiệu quả

Ngứa đường tiểu ở nữ giới là một triệu chứng khá phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải ít nhất một lần trong...

Đâu là cách chữa nhiễm trùng đường tiểu hiệu quả cho chị em?

Đâu là cách chữa nhiễm trùng đường tiểu hiệu quả cho chị em?

Cách chữa nhiễm trùng đường tiểu nào hiệu quả là thắc mắc của không ít các chị em phụ nữ. Hiện nhiễm trùng đường tiểu đang có...

Cách chữa bí tiểu như thế nào an toàn cho nữ?

Cách chữa bí tiểu như thế nào an toàn cho nữ?

Chữa bí tiểu hiệu quả chắc chắn sẽ cần đến một phác đồ hỗ trợ điều trị khoa học dựa trên các nguyên nhân, triệu...

Đi tiểu ra mủ trắng ở nữ giới: Dấu hiệu điển hình của viêm đường tiết niệu & bệnh lậu

Đi tiểu ra mủ trắng ở nữ giới: Dấu hiệu điển hình của viêm đường tiết niệu & bệnh lậu

Đi tiểu ra mủ trắng là một trong những triệu chứng không hiếm gặp nhưng nhiều chị em phụ nữ lại khá chủ quan. Trên...

Nhiễm trùng đường tiểu – Đâu là cách chữa tốt cho chị em

Nhiễm trùng đường tiểu – Đâu là cách chữa tốt cho chị em

Cách chữa nhiễm trùng đường tiểu nào hiệu quả là thắc mắc của không ít các chị em phụ nữ. Hiện nhiễm trùng đường tiểu đang có...

Nguyên nhân không ngờ gây tiểu buốt tiểu dắt sau quan hệ ở nữ giới

Nguyên nhân không ngờ gây tiểu buốt tiểu dắt sau quan hệ ở nữ giới

Hiện tượng tiểu buốt tiểu dắt sau quan hệ ở nữ giới thường là lời cảnh báo chị em đang gặp phải một hay...

Bản quyền thuộc Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi