Khám sức khỏe sinh sản chỉ dành cho nữ giới? đây là quan niệm rất sai lầm. Thực tế đã chứng minh tỷ lệ hiếm muộn – vô sinh ở cả nam và nữ giới là tương đương nhau. Dó đó, khám sức khỏe sinh sản là việc cần thiết giúp bạn chất lượng sống cũng như hạnh phúc gia đình, tránh khỏi nhiều vấn đề bệnh lý nguy hiểm liên quan đến bộ phận sinh dục, cơ quan sinh sản. Vậy những ai cần phải đi khám sức khỏe sinh sản? Khám như thế nào? Nên khám ở đâu an toàn, tin cậy?
Vì sao nên khám sức khỏe sinh sản?
Khám sức khỏe sinh sản là việc cần thiết, cả nam và nữ giới trong độ tuổi sinh sản đều nên tiến hành định kỳ. Đây là một hình thức thăm khám, tầm soát cơ quan sinh sản (bao gồm cả bộ phận sinh dục) nhằm:
Phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường ở cơ quan sinh sản, bao gồm:
Phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời, đúng cách sẽ giúp tránh xa nguy cơ hiếm muộn – vô sinh đồng thời lây nhiễm sang cho bạn tình.
+ Giúp nữ giới có sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình mang thai. Phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh và có sự điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp, đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh.
+ Tư vấn về cuộc sống tình dục lành mạnh, an toàn và những kiến thức cần thiết để chuẩn bị mang thai, giúp các cặp đôi tự tin bước vào cuộc sống hôn nhân.
Do đó, khám sức khỏe sinh sản làm việc làm cần thiết, đặc biệt là với các cặp vợ chồng bắt đầu bước vào ngưỡng cửa hôn nhân, phụ nữ sắp hoặc đang mang thai hoặc phát hiện những triệu chứng “lạ”, giúp bản thân và các bác sĩ chuyên khoa nắm bắt được tình trạng sức khỏe sinh sản nhằm có biện pháp can thiệp, xử lý kịp thời khi gặp những dấu hiệu bất thường, giúp bảo vệ sức khỏe sinh sản và nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như hạnh phúc gia đình.
Đó là “động lực” để cả nam và nữ đang trong độ tuổi sinh sản nên kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ 1 – 2 năm/lần. Với những người > 40 tuổi nên thăm khám theo định kỳ 6 tháng/lần. Đặc biệt, khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo như đau bụng dưới, ra khí hư bất thường, mùi khó chịu, chảy máu âm đạo, tiểu khó, tiết dịch mủ…nên thăm khám càng sớm càng tốt.
Khám sức khỏe sinh sản là khám những gì?
Thông thường khi đến khám sức khỏe sinh sản, quy trình khám, kiểm tra sẽ như sau:
Khám lâm sàng:
+ Hỏi tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh, sinh con lần mấy, đã quan hệ tình dục hay chưa,….
+ Khám nội tổng quát và khám phụ khoa (với nữ giới).
Khám cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh: siêu âm ổ bụng, tuyến vú, tuyến giáp, soi tươi dịch âm đạo,…
Xét nghiệm: đường máu, tổng phân tích tế bào máu ngoại vi,…
Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm: Viêm gan B, C, HIV, giang mai, lậu,…
Khám sức sinh sản ở đâu uy tín, tin cậy?
Được Sở Y tế Hà Nội cấp phép, Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi rất nhanh chóng trở thành địa chỉ khám sức khỏe sinh sản uy tín, chất lượng cao hàng đầu tại khu vực Hà Nội, thu hút hàng nghìn nam, nữ giới đến thăm khám, tầm soát sức khỏe sinh sản trước hôn nhân hoặc khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe.
Đến đây, bạn có cơ hội được thăm khám, chẩn đoán bởi những bác sĩ hàng đầu trên cả nước về các diện bệnh Phụ khoa, các bệnh lý lây nhiễm qua quan hệ tình dục cũng như những kiến thức về hôn nhân.
Trang thiết bị y tế hiện đại, sai số không đáng kể, quy trình xét nghiệm hoàn toàn tự động, khép kín giúp kết quả chẩn đoán đảm bảo độ chính xác cao, nhanh chóng phát hiện và xử lý kịp thời những vấn đề bất thường về hình dáng, cấu trúc, bệnh lý của cơ quan sinh sản,… Bên cạnh đó, phương pháp điều trị đa dạng, Đông – Tây y kết hợp, nội khoa, can thiệp ngoại khoa, vật lý trị liệu, máy phục hồi chức năng sinh lý cho nam giới… nâng cao hiệu quả cao, nhanh chóng cải thiện tình trạng hiện tại với mức chi phí hợp lý, công khai, không phát sinh chi phí phụ.
Những lưu ý khi đi kiểm tra sức khỏe sinh sản
Không nên thăm khám trong chu kỳ kinh nguyệt. Nên kiểm tra trước hoặc sau ngày có kinh ít nhất 7 ngày.
Không quan hệ tình dục trước 24 giờ kiểm tra sức khỏe.
Nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái.
Người đang điều trị Tiểu đường không nên dùng thuốc hoặc tiêm thuốc vào sáng ngày lấy máu để tránh ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm (Thuốc huyết áp vẫn dùng bình thường).
Nên nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi xét nghiệm máu, chỉ nên uống nước lọc.
Không sử dụng các loại khoáng chất, vitamin hay thực phẩm chức năng trong vòng 24 giờ trước khi xét nghiệm.
Nên nhịn ăn ít nhất 4 giờ trước khi siêu âm bụng. Chỉ uống nước lọc và nhịn tiểu khoảng 1 giờ để kết quả siêu âm chính xác hơn.
Phụ nữ có kinh, đang bị viêm tuyến vú, áp xe vú không nên chụp X – quang, siêu âm tuyến vú. Nên chụp X-quang vú vào ngày thứ 7 hoặc 14 của chu kỳ kinh nguyệt.
Khi lấy nước tiểu xét nghiệm, nên vệ sinh sạch tay và bộ phận sinh dục ngoài, tay không chạm vào mặt trong của lọ. Nên đi tiểu vào bồn cầu, vài giây sau mới lấy nước tiểu đến khi được 2/3 lọ thì dừng.
Thực tế khám sức khỏe sinh sản là việc cần thiết và nên khám định kỳ nhưng không nhiều người thực sự nhận biết được tầm quan trọng của nó, khiến không ít cặp vợ chồng xảy ra mâu thuẫn, rạn nứt hạnh phúc gia đình. Mong rằng với một số thông tin vừa chia sẻ sẽ giúp các bạn nâng cao về nhận thức cũng như lựa chọn được địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng.
Nếu bạn gặp bất cứ bất về về sức khỏe, đừng quá lo lắng, hãy chia với chúng tôi qua số Hotline:087.666.5252 hoặc cổng chat [tư vấn trực tuyến] để được hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý: "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết.
Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị""