Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt là “tấm gương” phản ánh tình trạng không tốt về sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em. Chính vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ là vô cùng cần thiết. Vậy bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn bạn sớm phát hiện bệnh lý nguy hiểm và chủ động điều trị kịp thời.
Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Để đánh giá một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, thì kinh nguyệt ở phụ nữ sẽ xảy ra theo chu kỳ hàng tháng, được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh tháng này cho đến ngày đầu tiên của chu kỳ kinh tiếp theo.
Chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài từ 21 – 35 ngày.
Lượng máu kinh mất đi trung bình từ 50 – 100ml.
Máu kinh có màu đỏ sẫm.
Số ngày hành kinh từ 3 – 5 ngày.
Tuy nhiên, có những người phụ nữ lại có chu kỳ kinh nguyệt không đều đặn theo số ngày nhất định mà dao động theo nhiều ngày. Nếu có bất kì một thay đổi nào bất thường thì chứng tỏ bạn đã bị rối loạn kinh nguyệt.
Rối loạn kinh nguyệt là chỉ những triệu chứng bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, ngày hành kinh và lượng máu kinh không đều và không ổn định cùng các rắc rối khác như: Chậm kinh, thưa kinh, ít kinh, xuất huyết giữa kỳ kinh, thống kinh, vô kinh.
Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt
Xuất huyết không theo quy luật:
Nếu kinh nguyệt không có tính quy luật, thời gian giữa 2 kỳ kinh có thể kéo dài vài tháng và cũng có thể vài ngày, không ổn định và lượng kinh nguyệt lúc nhiều lúc ít, máu kinh chảy ra quá nhiều, có những cục máu lớn… chứng tỏ bạn bị rối loạn kinh nguyệt.
Xuất huyết giữa kỳ kinh:
Xuất huyết giữa kỳ kinh là một triệu chứng rối loạn kinh nguyệt cần quan tâm. Lượng máu mất đi lúc này tương đối ít.
Màu sắc kinh nguyệt lạ thường: Bình thường kinh nguyệt màu đỏ thẫm, hơi nhày và có mùi tanh, nếu máu kinh chuyển màu đen hay đỏ tươi hoặc màu hồng nhạt thì chị em cần theo dõi vì đây là dấu hiệu của bệnh phụ khoa.
Kinh nguyệt thưa:
Đó là khi chu kỳ kinh nguyệt của bạn thay đổi, khoảng từ 36 ngày – 6 tháng. Bên cạnh đó số ngày hành kinh ít hơn 3 ngày, máu kinh ít hoặc rất ít cũng là biểu hiện cho thấy kinh nguyệt rối loạn.
Rong kinh:
Mặc dù hành kinh đúng chu kỳ nhưng kéo dài trên 7 ngày và lượng máu mất đi vượt quá 80ml/chu kỳ kinh nguyệt thì đó là rong kinh và đây cũng là dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt.
Vô kinh:
Vô kinh là tình trạng kinh nguyệt ngừng từ 6 tháng trở lên.
Thống kinh:
Thống kinh chỉ tình trạng bụng dưới đau dữ dội trong chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng đến công tác và sinh hoạt, trong khi bình thường chị em có thể thấy đau nhẹ hoặc ít đau khi hành kinh.
Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt
Nguyên nhân bệnh lý:
Mất cân bằng về hormone: Hormone ảnh hưởng rất lớn đến kinh kỳ, bởi hormone giúp thúc đẩy quá trình phóng noãn. Nếu hormone bị mất cân bằng, trứng không rụng sẽ không có hiện tượng kinh nguyệt (vô kinh) hoặc chậm kinh hơn so với thông thường.
Do vấn đề bệnh lý: Sức khỏe ảnh hưởng trực tiếp đến nội tiết tố mà nội tiết tố lại ảnh hưởng tới quá trình kinh nguyệt. Nếu bị suy dinh dưỡng hoặc bị mắc một số căn bệnh phụ khoa như: viêm nội mạc tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang, ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo… chắc chắn sẽ khiến cho chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn.
Tuyến giáp hoạt động kém: Bệnh về tuyến giáp có thể làm tăng hay giảm bài tiết prolatic – hormone sản sinh ra tuyến yên. Từ đó, làm ảnh hưởng đến hormone và ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Nguyên nhân sinh lý:
Do những tác động khách quan từ bên ngoài: Một số yếu tố ảnh hưởng như việc uống thuốc, thường xuyên sử dụng chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá…)
Trạng thái tâm lý, tinh thần bất ổn: Thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, stress, suy nhược cơ thể… kéo dài sẽ ảnh hưởng tới quá trình phóng noãn, rụng trứng và cả nội tiết tố… Từ đó, khiến cho kinh nguyệt bị ảnh hưởng và rối loạn.
Điều trị rối loạn kinh nguyệt
Thông thường tại phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi, sau khi trải qua một số xét nghiệm như soi âm đạo, soi ổ bụng, soi buồng tử cung… Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị cụ thể như:
Điều trị nội khoa: Có thể điều trị bằng các loại thuốc Đông y, Tây y hoặc kết hợp cả hai nhằm cân bằng hormone, hoạt huyết và điều tiết nội tiết tố, bổ sung khí huyết, đánh tan khí đông, điều hòa kinh nguyệt, giúp kinh nguyệt ổn định… để trở về trạng thái ban đầu. Thường thì cách điều trị này áp dụng cho các trường hợp mất cân bằng hormone, nội tiết tố gây ra rối loạn kinh nguyệt.
Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật và vật lý trị liệu (máy sóng ngắn, cao tần…) trong các trường hợp là do bệnh lý gây ra như viêm buồng trứng, viêm nội mạc tử cung, tăng sản nội mạc tử cung… Đồng thời, áp dụng vật lý trị liệu cũng có thể giải độc tố, cân bằng khí huyết, điều chỉnh Progesterone của nội tiết tố. Từ đó, giúp kinh nguyệt trở về trạng thái ban đầu.
Điều trị tâm sinh lý: Ngoài nội khoa và ngoại khoa thì điều trị bằng tâm sinh lý cũng mang lại hiệu quả cao trong các trường hợp nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt là do tâm, sinh lý gây ra (căng thẳng, mệt mỏi, stress, thiếu ngủ…).
Hy vọng với những chia sẻ về vấn đề rối loạn kinh nguyệt từ các bác sĩ chuyên khoa phụ sản tại phòng khám Đa khoa Nguyễn Trãi đã giúp bạn trang bị thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe sinh sản tốt nhất.
Để không phải chờ đợi lâu, bạn vui lòng đặt lịch theo Hotline: 087.666.5252 hoặc chọn mục [Tư vấn trực tuyến] để được hỗ trợ sớm nhất. Phòng khám làm việc từ 7h30 – 20h tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ Tết giúp người bệnh chủ động lựa chọn thời gian thăm khám và điều trị bệnh.
Địa chỉ: Phòng khám Đa Khoa Nguyễn Trãi – số 52 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội.