Tinh hoàn lạc chỗ là một khiếm khuyết về sự phát triển của bộ phận sinh dục thường gặp nhất ở nam giới, đặc biệt là trẻ sơ sinh bị thiếu cân, sinh non, sinh đôi,… Tình trạng này không được phát hiện và xử lý sớm thường trở thành nguyên nhân là gia tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn ở nam giới, thậm chí dẫn đến ung thư tinh hoàn.
Tinh hoàn lạc chỗ trong ổ bụng
Trong thời kỳ bào thai, tinh hoàn nằm trong ổ bụng và trước khi đứa bé ra đời, tinh hoàn sẽ dần di chuyển từ trong ổ bụng vào bìu. Nhưng có một số trường hợp, trong quá trình di chuyển, tinh hoàn gặp trở ngại không xuống được bìu mà tinh hoàn lạc chỗ trong ổ bụng, trước xương mu hoặc trong ống bẹn,.. gây ra tình trạng tinh hoàn lạc chỗ.
Hiện tượng tinh hoàn lạc chỗ có thể được nhận diện qua những đặc điểm sau:
* Đối với trẻ nhỏ:
- Quan sát bằng mắt thường sẽ thấy hai bên túi bìu không cân xứng, một bên túi bìu nhỏ, lép xẹp.
- Dùng tay sờ và nắn nhẹ vào túi bìu sẽ không thấy tinh hoàn ở một bên.
Tinh hoàn lạc chỗ có thể khiến cho trẻ nhỏ sẽ có những thay đổi về cấu trúc, chức năng, rối loạn nội tiết, tâm sinh lý,.. ảnh hưởng đến quá trình phát triển và trưởng thành ở trẻ, thậm chí có thể biến chứng gây xoắn tinh hoàn.
* Đối với trẻ lớn và nam giới trưởng thành:
- Quan sát bằng mắt thường có thể thấy rõ một bên túi bìu nhỏ, xẹp và nhăn nheo, không thấy tinh hoàn ở một bên khi sờ vào.
- Khi dương vật cương cứng không nhìn thấy tinh hoàn căng trong túi bìu.
- Khi sinh hoạt tình dục, nam giới không đạt được khoái cảm tình dục mong muốn.
Tình trạng tinh hoàn lạc chỗ đối với những nam giới tuổi trưởng thành có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và chức năng tình dục, thậm chí có thể dẫn đến vô sinh – hiếm muộn.
Hệ lụy này xuất phát từ việc tinh hoàn lạc chỗ thường khiến các đường ống sinh tinh nhỏ, mức độ xơ hóa tinh hoàn cao gây ảnh hưởng đến tinh trùng. Nguy hiểm hơn, tinh hoàn không được ở đúng chỗ mà lạc trong ổ bụng hoặc ống bẹn sẽ có nguy cơ biến chứng ác tính thành ung thư, đe dọa sức khỏe người bệnh.
Nguyên nhân bệnh tinh hoàn lạc chỗ
Nguyên nhân khiến tinh hoàn lạc chỗ có thể do sự phát triển bất thường của dây chằng tinh hoàn làm cho tinh hoàn nằm lơ lửng trên cao, không xuống được. Ngoài ra, do thiếu hormone của mẹ hoặc của thai nhi; cuống mạch tinh hoàn ngắn, hiện tượng xơ hóa vùng ống bẹn,… cũng khiến cho tinh hoàn bị lạc chỗ.
Điều trị bệnh tinh hoàn lạc chỗ
Sau khi được thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm chuyên khoa cần thiết để xác định được vị trí tinh hoàn đi lạc, tình hình sức khỏe của người bệnh,… bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Cụ thể như sau:
* Phương pháp nội khoa (dùng thuốc):
Điều trị nội khoa cần được chỉ định đầu tiên (đặc biệt với trẻ dưới 2 tuổi). Dùng các loại thuốc nội tiết như HCG dạng tiêm hoặc GnRH dạng xịt mũi, có thể phối hợp cả hai tùy theo tình trạng thực tế của trẻ giúp tinh hoạt dần trở về đúng vị trí.
Đặc biệt, để tăng cường hiệu quả điều trị, người bệnh có thể được chỉ định dùng thêm thuốc Đông y giúp nâng cao sức đề kháng, bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực…
* Phương pháp ngoại khoa (phẫu thuật): Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp mổ mở hoặc mở nội soi, trường hợp trẻ điều trị nội khoa không có kết quả thì chuyển sang phẫu thuật đưa tinh hoàn ra ngoài ổ phúc mạc, bóc tách, kéo dài cuống tinh hoàn để hạ được tinh hoàn xuống bìu.
Đây là một dạng phẫu thuật bảo tồn, cho nên cần được tiến hành bởi có các bác sĩ chuyên môn giỏi, được đào tạo bài bản về phương pháp tiến hành, nhiều kinh nghiệm thực hiện.
Mọi thắc mắc của bạn đọc liên quan đến tình trạng tinh hoàn lạc chỗ ở nam giới, vui lòng liên hệ theo số
Hotline: 087 666 5252 hoặc chat tại đây
[TƯ VẤN MIỄN PHÍ] để được tư vấn cụ thể.