Viêm phụ khoa khi có thai không chỉ ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt hàng ngày của thai phụ mà còn gây ra những tác hại rất xấu với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Do vậy, viêm phụ khoa khi có thai cần được nhận biết sớm và điều trị để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của mẹ và em bé.
Viêm phụ khoa khi có thai là vấn đề mà rất nhiều chị em gặp phải, đặc biệt trong những tháng cuối của thai kỳ thì tình trạng viêm nhiễm càng gia tăng. Hầu như cả ngày bạn luôn cảm thấy vùng kín ẩm ướt, dính bết rất khó chịu. Có nhiều chị em chấp nhận sống chung với hiện tượng này cho đến khi sinh xong. Tuy nhiên, tình trạng bị viêm phụ khoa khi có thai có thể gây nguy hiểm cho bạn và em bé nếu ở mức độ nặng nên bạn cần hết sức lưu ý.
1. Nguyên nhân mắc bệnh viêm phụ khoa khi có thai
Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể ở giai đoạn mang thai có thể gây ra nhiều biến đổi lớn về ngoại hình, làn da và cả môi trường âm đạo cũng không được cân bằng ngay. Do đó, các tác nhân gây bệnh có thể dễ dàng tấn công gây bệnh nhanh chóng.
Độ pH trong âm đạo thay đổi và khó thích ứng ngay, các vi khuẩn có lợi có xu hướng giảm và vi khuẩn hại lại thừa cơ bùng nổ gây ra nấm âm đạo, viêm âm đạo…
Vệ sinh vùng kín không đúng cách. Đặc biệt khi mang bầu, lượng khí hư có thể tiết ra nhiều hơn bình thường, khiến vùng kín luôn ẩm ướt, bụng to lên… Gây ra sự khó khăn khi rửa vùng kín. Và nếu không biết cách vệ sinh vùng kín ở người phụ nữ mang thai thì nguy cơ viêm phụ khoa là rất cao.
Sức đề kháng của phụ nữ mang thai sẽ kém hơn thông thường, dễ khiến cơ thể bị mắc các bệnh phụ khoa, viêm âm đạo.
2. Một số bệnh viêm phụ khoa khi có thai mà chị em thường gặp phải
Nhiễm nấm âm đạo: Do sự thay đổi nội tiết tố quá lớn khi mang thai, phá vỡ môi trường pH tự nhiên của âm đạo, tạo điều kiện cho nấm canida phát triển nhanh chóng và gây bệnh cho chị em. Triệu chứng bị nhiễm nấm âm đạo thường là: Đau và ngứa ở âm đạo, chất dịch màu trắng và có mùi, đau khi quan hệ, khi đi tiểu bị đau rát.
Nhiễm khuẩn âm đạo: Những thay đổi trong quá trình sản sinh hormone thời kỳ mang thai sẽ khiến loại vi khuẩn này phát triển nhiều hơn, thậm chí tồn tại trong tử cung cho đến khi đứa bé được sinh ra. Đối với nữ giới không mang thai nếu bị nhiễm khuẩn âm đạo kéo dài có thể dẫn đến vô sinh, hỏng ống dẫn trứng rất nguy hiểm.
Nhiễm strep B âm đạo: Triệu chứng của bệnh là đau rát khi đi tiểu, nước tiểu có màu đục, thường xuyên có cảm giác thôi thúc muốn đi tiểu.
Viêm âm đạo Trichomoniasis: Bệnh chủ yếu lây truyền qua đường tình dục và có thể gặp ở phụ nữ mang bầu. Dấu hiệu chủ yếu khi bị viêm âm đạo do ký sinh trùng roi Trichomonas đó là xuất hiện dịch âm đạo màu vàng hoặc xanh nhạt, có mùi hôi và sủi bọt kèm theo cảm giác ngứa, rát khi quan hệ.
3. Sự nguy hiểm của bệnh viêm phụ khoa khi có thai
Mỗi một loại bệnh viêm phụ khoa lại có những mức độ ảnh hưởng tiêu cực khác nhau. Nhưng phần lớn, viêm phụ khoa khi có thai đều gây ra những tác động tiêu cực đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của các chị em cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi nếu không được điều trị ổn định.
Đối với người mẹ: Viêm phụ khoa khi có thai có nguy cơ sinh non, sinh con thiếu cân. Nếu bị viêm âm đạo giai đoạn giữa thai kỳ có nguy cơ gây sảy thai, nhiễm trùng nước ối, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi. Gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, đau rát và bết dính cho các chị em. Làm giảm ham muốn tình dục, điều này gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống tình dục của bạn. Tạo tâm lý bất an, lo lắng cho chị em vì không biết điều trị viêm phụ khoa khi có thai ra sao để tránh gây ảnh hưởng đến em bé trong bụng.
Đối với thai nhi: Giai đoạn người mẹ bị viêm nhiễm âm đạo, trẻ sinh thường đi qua đường sinh dục có nguy cơ bị viêm phổi, viêm phế quản, viêm niêm mạc cao… do dính phải vi khuẩn, nấm từ người mẹ khi sinh ra.
4. Cần làm gì khi bị viêm phụ khoa khi có thai
Viêm phụ khoa khi có thai cần được loại bỏ sớm để bệnh không ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Tuy nhiên, loại bỏ viêm phụ khoa khi mang thai cần hết sức cẩn thận. Thai phụ nên thông báo với bác sĩ chuyên khoa về tình trạng sức khỏe cũng như triệu chứng bất thường của bản thân cho bác sĩ. Căn cứ trên kết quả khám, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp.
Thuốc dùng để hỗ trợ điều trị bệnh phụ khoa cho phụ nữ mang thai chủ yếu là thuốc đặt âm đạo, khi được chỉ định dùng loại thuốc này bạn cần dùng đúng, kiên trì và đủ liều theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tình trạng bệnh sớm được khắc phục.
Tuyệt đối không kéo dài thời gian và tự mua thuốc chữa trị tại nhà vì sẽ khiến bệnh khó chữa hơn và có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
5. Phòng ngừa viêm phụ khoa khi có thai bằng cách nào?
Mặc đồ lót khô sạch, dễ thấm hút mồ hôi. Thay quần lót 2-3 lần trong ngày.
Không thụt rửa âm đạo quá sâu hoặc dùng các dung dịch có chất kích ứng để vệ sinh vùng kín
Quan hệ tình dục an toàn, tốt nhất trong quá trình mang thai khi quan hệ vợ chồng bạn nên sử dụng bao cao su.
Uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả và rau xanh, nên ăn thêm 1 hũ sữa chua không đường mỗi ngày… để cân bằng môi trường âm đạo và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Nên vận động nhẹ nhàng, tránh ngồi lâu một chỗ vì sẽ càng khiến vùng chậu bị áp lực và khí hư càng tiết ra nhiều.
Khám sức khoẻ định kì để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của bạn và sự phát triển của bé
Khi thấy các dấu hiệu bất thường tại vùng kín cần đi thăm khám phụ khoa ngay để có phương pháp điều trị hợp lý.
Hy vọng với những chia sẻ hữu ích trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm phụ khoa khi có thai cũng như biết cách phòng tránh bệnh tốt nhất cho cả mẹ và bé. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn, vui lòng liên hệ theo Hotline: 087.666.5252 hoặc chọn mục [Tư vấn trực tuyến] để được hỗ trợ sớm nhất.
Địa chỉ: phòng khám Đa Khoa Nguyễn Trãi – số 52 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội. Phòng khám làm việc từ 7h30 – 20h tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ Tết.
Lưu ý: "Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Việc tuân thủ tuyệt đối theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết.
Giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình chữa trị""